Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định.

Chia theo đơn vị phát hành, trái phiếu bao gồm:

  • Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (công ty CP, công ty TNHH) phát hành nhằm huy động vốn phục vụ việc kinh doanh, sản xuất.
  • Trái phiếu chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán: Có những chứng khoán nào?

Chia theo tính chất, trái phiếu gồm có:

  • Trái phiếu chuyển đổi – Convertible Bond là trái phiếu doanh nghiệp phát hành và có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Người nắm giữ trái phiếu được quyền mua số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Loại này cho phép nhà phát hành có quyền mua lại một hoặc toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Ngộ nhận

  • Thứ nhất, “trái phiếu do ngân hàng phân phối nên rất uy tín”. Trái phiếu do ngân hàng phân phối khác trái phiếu do ngân hàng phát hành.
  • Thứ hai, “trái phiếu có tài sản đảm bảo nên khá yên tâm”. Chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành và tính khả thi của dự án họ đang “vay” tiền của chúng ta mới là yếu tố quan trọng. Tài sản đảm bảo không liên quan đến việc đánh giá xác suất vỡ nợ (probability of default).
  • Thứ ba, “trái phiếu được bảo lãnh nên khó mất tiền”. Cần phân biệt giữa “bảo lãnh phát hành” và “bảo lãnh thanh toán”. Bảo lãnh phát hành là việc đơn vị tư vấn phát hành, như công ty chứng khoán, đảm bảo sẽ “ôm” toàn bộ lô trái phiếu nếu không có nhà đầu tư mua hết. Bảo lãnh thanh toán là việc bên thứ ba (thường là ngân hàng hoặc công ty mẹ) đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư khi tổ chức phát hành (là các doanh nghiệp) mất khả năng thanh toán.
  • Thứ tư, “mua trái phiếu của doanh nghiệp làm ăn có lãi thì lo gì”. Dòng tiền để thanh toán quan trọng hơn mức lỗ hay lãi trong năm của doanh nghiệp.
  • Thứ năm, “trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm thì an toàn”.
  • Thứ sáu, “trái phiếu tập đoàn lớn thì yên tâm”. Tập đoàn lớn nhưng dòng tiền yếu, không có đơn vị bảo lãnh thanh toán thì rủi ro thường cao hơn trái phiếu của doanh nghiệp nhỏ có dòng tiền khỏe.
  • Thứ bảy, “trái phiếu an toàn vì có cam kết mua lại bất cứ lúc nào”. Thực tế đây là cam kết mua lại của đơn vị phân phối, thường là công ty chứng khoán, khi nhà đầu tư muốn bán trái phiếu trước hạn. Việc có thực sự mua lại hay không phụ thuộc bên mua có thu xếp được tài chính hoặc tìm được người mua khác thay thế không.

References

🔗 Backlinks